Mời Quý Khách Xem TƯỢNG QUAN ÂM BỒ TÁT Chi Tiết Bên Dưới ⇓⇓⇓

Tại Việt Nam, hầu hết các ngôi chùa thờ Phật cũng đều có tượng Quan Âm Bồ Tát. Người ta tin rằng, bằng việc ngắm nhìn và thành tâm cầu khẩn trước tượng Bồ Tát. Ngài sẽ phù hộ độ trì để vượt qua khó khăn sóng gió và luôn có được bình an trong cuộc sống.

Từ hàng ngàn năm nay, hình tượng Phật Bà Quan Âm trong trang phục trắng muốt với khuôn mặt hiền từ như mẹ hiền đang đứng trên đài sen, một tay cầm nhành liễu, một tay bưng cam lồ đã trở thành quen thuộc với người dân Việt Nam nói riêng và người dân Á Đông nói chung. Dù đi đâu, đến bất kỳ ngôi chùa nào chúng ta đều có thể bắt gặp hình tượng này.

1. Ý nghĩa của tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát

Ngày nay, khi đời sống đi lên nhiều người có điều kiện thỉnh tượng Quan Âm về nhà để thờ. Để trang trí hoặc đơn giản là để nhìn ngắm. Và mỗi ngày tự răn bản thân phải tu thân tích đức giống gương Bồ Tát.

Bởi hình tướng như vậy, nên người dân Việt Nam vẫn thường hay gọi Ngài là Phật Bà Quan Âm. Hay Mẹ Quan Âm, gọi một cách rất tôn kính và gần gũi. Đặt tượng Ngài trong nhà cũng giống như có vía của Ngài ở trong nhà. Mọi điều tai ương, chướng khí vì thế sẽ được đẩy lùi.

>> Xem thêm về tượng Tỳ Lô Giá Na

Phật Bà Quan Âm mà chúng ta hay gọi đó chính là Bồ Tát Quán Thế Âm. Là một trong hai vị Đại Bồ Tát (cùng Bồ Tát Đại Thế Chí) đứng ở hai bên của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Ngay cả khi chỉ đặt tượng Quan Âm nhỏ ở trên bàn làm việc. Hay ở trong xe ô tô thì Ngài cũng sẽ mang lại những điều tích cực, bình an đến cho bạn. Bởi sự từ bi, hiền hậu từ dung nhan, thần thái của Quan Âm. Đó chính là yếu tố giúp lòng người cảm thấy bình an, yên tâm. Khi lòng đã an, mọi sự ắt sẽ tốt.

Do vậy, nếu không biết về mẹ Quan Âm thì bức tượng chỉ là vật vô tri vô giác. Nhưng khi hiểu ý nghĩa, nhớ về đức hạnh của Quan Âm và an tâm trong lòng thì sẽ cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của tượng.

1.1. Ý nghĩa phong thủy của tượng Phật Quan Âm Bồ Tát

Trong kinh Vô Lượng Thọ có nói, Ngài có duyên rất sâu dày với chúng sinh ở cõi Ta Bà. Do vậy, ở trong thế giới Ta Bà, nếu có bất kỳ người nào bị đau khổ bức bách. Hoặc bị tù lao vây hãm hoặc gặp điều khó khăn trong cuộc sống. Chỉ cần chí tâm xưng niệm danh hiêu của Ngài “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” thì Ngài sẽ tuỳ cơ mà ứng hoá thân tướng để cứu độ chúng sanh.

Bên cạnh ý nghĩa tâm linh tôn giáo cũng mang đậm ý nghĩa phong thủy. Người ta tin rằng khi có năng lượng, ánh sáng Phật giáo từ Quan Âm Bồ Tát. Các nguồn năng lượng tự nhiên trong nhà sẽ được cân bằng và điều chỉnh.

Tuy nhiên, để năng lượng và ý nghĩa phong thủy lan tỏa mạnh mẽ. Bạn cần chọn tượng Ngài làm từ nguyên vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, đồng… có nguồn năng lượng tốt.

Khi đó, nguồn năng lượng tốt từ nguyên liệu, kết hợp với ý nghĩa tâm linh của bức tượng sẽ đem lại tác dụng trấn an tốt hơn. Giúp bạn cảm nhận được nhiều năng lượng tốt hơn. Và không khí trong gia đình cũng tích cực, hài hòa hơn.

2. Tín ngưỡng thờ tượng Phật Quan Âm bắt nguồn từ đâu và như thế nào?

Văn hóa người Việt có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Trung Hoa. Thậm chí có nhiều nét văn hóa hoàn toàn là được du nhập từ Trung Hoa. Việc thờ cúng tượng Ngài cũng vậy.

Bộ kinh nói về hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm rõ ràng nhất là phẩm “Phổ Môn”. Nằm trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” (hay kinh Pháp Hoa). Chúng ta có thể đọc tụng phẩm kinh này để hiểu rõ hơn hạnh nguyện của Ngài. Và có thể nương vào đó để tu hành theo Quán Thế Âm.

Khi Phật giáo được phổ truyền ở nước ta vào thời xa xưa. Người Việt dần có nhận thức về hạnh ngộ và sự từ bi của Phật Bà Quan Âm. Từ đó, người Việt bắt đầu thờ cúng tượng Quan Âm. Và tín ngưỡng đó kéo dài xuyên suốt lịch sử phát triển của người Việt. Bằng chứng là trong nhiều tác phẩm văn học dân gian lâu đời có hình ảnh của Phật Bà Quan Âm.

>>> Xem Ngay: Những mẫu tượng Phật Thích Ca đẹp nhất hiện nay

Theo thời gian, tín ngưỡng thờ tượng Bồ Tát dần có sự thay đổi theo đặc trưng văn hóa của người Việt. Với người Việt, hình tượng Ngài mang màu sắc của một người mẹ luôn sẵn sàng che chở cho những đứa con. Vì thế, người Việt còn gọi Quan Âm Bồ Tát là Mẹ Quan Âm Bồ Tát.

Trong danh hiệu Quán Thế Âm, thì “Quán” nghĩa là quán sát, quán xét, xem xét; “thế” là thế gian, “âm” là âm thanh. Danh hiệu này cho ta thấy hạnh nguyện của Ngài là luôn quán xét những âm thanh ở thế gian. Quán sát những sự đau khổ trong thể gian, chỉ cần chúng sanh hướng về Ngài. Hết lòng quy kính và xưng niệm danh hiệu Ngài thì đều được Ngài đến độ thoát.

Từ việc thờ tự ở chùa, đền, người Việt dần có điều kiện hơn và lập miếu thờ riêng. Miếu thờ dòng họ có tượng Phật Quan Âm. Cho đến ngày nay, nhiều người còn thỉnh cả tượng Phật Quan Âm cỡ lớn về nhà để thờ. Bên cạnh đó, cũng không ít người thờ tượng Phật Quan Âm nhỏ tùy hoàn cảnh. Hoặc dùng tượng Ngài nhỏ đeo bên người như một chiếc bùa hộ mệnh bình an.

3. Sự khác biệt giữa tượng Phật Quan Âm để trưng bày và để thờ cúng

Với người Việt, bên cạnh việc dùng tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Thì cũng có rất nhiều bức tượng mẹ Quan Âm Bồ Tát dùng để trang trí. Có sự khác biệt rất rõ ràng về chất liệu, kích thước, hình dáng, màu sắc… giữa tượng Mẹ Quan Âm để thờ và tượng Quan Âm để trang trí.

3.1. Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát để thờ

Đối với tượng Phật Quan Âm để thờ, người Việt thường chọn những bức tượng dáng đứng hoặc ngồi. Có đường nét tinh xảo, màu sắc đa dạng, sinh động. Chất liệu tượng thường là sứ, bột đá, gỗ, đồng…

Tượng Phật Quan Âm để thờ hiện nay người Việt chủ yếu chọn các loại tượng được làm thủ công. Nên độ tinh xảo cao, thần sắc của tượng thể hiện đúng tư chất của Phật Quan Âm Bồ Tát: miệng luôn mỉm cười từ bi, hiền hậu.

3.2. Những ai nên thờ tượng Phật Quan Âm?

Về cơ bản, ai cũng có thể đặt tượng Phật Quan Âm trong nhà và ai cũng có thể thờ Phật Quan Âm. Nhưng khi thờ Phật Quan Âm, tức là bạn đã có ý nhất tâm tu hành. Vậy nên cần phải biết những nghi lễ thờ cúng tôn nghiêm và cách thực hiện chính xác những nghi thức thờ cúng đó theo Phật giáo.

Trưng tượng Phật Quan Âm Bồ Tát trong nhà cũng vậy. Ai cũng có thể trưng tượng Ngài trong nhà. Miễn là trưng đúng cách, đúng nơi và nhất tâm tin vào đức hạnh, một lòng hướng thiện thì sẽ nhận được gia trì.

4. Các hình dáng tượng Phật Quan Âm phổ biến

Theo các truyền thuyết về Quan Âm kể lại, Ngài có rất nhiều tướng hình khác nhau. Có đến 33 tướng hình, mỗi tướng hình lại gắn với một điển tích.

4.1. Tượng Quan Âm Bồ Tát dáng đứng

Với tượng Quan Âm dáng đứng, Ngài cầm nhành dương liễu và bình nước cam lồ đổ xuống. Hình ảnh này tượng trưng cho sự cứu khổ, cứu nạn.

Phần trang trí của bức tượng thường là đài sen làm đế. Có thể là đài sen đơn với một bông sen lớn. Hoặc cũng có thể là đài sen với nhiều bông sen ghép lại.

Tượng Quan Âm dáng đứng thường được làm kích thước lớn. Thường thấy nhất là tượng lớn đặt tại các ngôi chùa Việt Nam.

4.2. Tượng mẹ Quan Âm Bồ Tát dáng ngồi

Tượng Mẹ Quan Âm dáng ngồi thường thể hiện trạng thái thiền định tĩnh tại của phật Quan Âm. Lúc này, Ngài có thể được tạc với hoạt động một tay bắt ấn, một tay cầm bình nước cam lồ. Hoặc một tay cầm nhành thanh liễu, một tay cầm bình nước. Hoặc toàn thân đang trong tư thế thiền định hoàn toàn.

Tượng Phật Quan Âm Bồ Tát dáng ngồi cũng thường có đế là đài hoa sen. Một số nơi thì kết hợp cả đài hoa sen và sóng nước ở dưới để tăng thêm tính thẩm mỹ cho bức tượng.

Tượng Quan Âm Bồ Tát dáng ngồi cũng thường được làm với kích thước lớn để đặt trong các ngôi chùa, đền… Tuy nhiên, so với tượng dáng đứng thì tượng dáng ngồi thường được làm kích thước nhỏ nhiều hơn. Vì với tượng nhỏ, Phật Quan Âm Bồ Tát khi ngồi sẽ tạo thành hình khối thẩm mỹ hơn.

4.3. Tượng Phật Bà Quan Âm ngồi đài sen cỡ nhỏ

Những bức tượng có kích thước vừa phải này có thể dễ dàng đặt được nhiều nơi khác nhau. Từ bàn làm việc, bàn học, phòng khách… đến táp lô xe ô tô hoặc thậm chí là mang theo bên người khi đi công tác xa.

Không chỉ dễ sắp đặt, bài trí hơn mà tượng Quan Âm Bồ Tát nhỏ cũng có thời gian chế tác nhanh hơn. Nên sẽ dễ thỉnh hơn và chi phí thỉnh tượng Quan Âm Bồ Tát nhỏ cũng tiết kiệm hơn tượng lớn.

5. Hướng dẫn chọn dáng tượng Phật Quan Âm Bồ Tát phù hợp với vị trí, không gian và mục đích đặt tượng

Tuy không có nguyên tắc cố định cho việc chọn tượng Phật Quan Âm Bồ Tát, nhưng khi thỉnh tượng, bạn cũng nên cân nhắc chọn dáng tượng sao cho phù hợp với không gian đặt tượng. Khi đó, bức tượng sẽ tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Đồng thời, tính thẩm mỹ của bức tượng cũng sẽ được tỏa sáng.

Đối với tượng thờ, nếu bàn thờ nhỏ, khoảng cách từ bàn thờ đến trần nhà không quá lớn thì nên chọn tượng Phật Quan Âm Bồ Tát dáng ngồi với kích thước vừa phải. Sao cho từ đỉnh tượng đến trần nhà vẫn còn khoảng trống.

Nếu thờ chung tượng Phật Quan Âm Bồ Tát với những vị Phật khác, thì nên cân nhắc lựa chọn tất cả tượng Phật chung một kích thước, hình dáng để tránh lộn xộn trong không gian thờ cúng.

>>> Top những mẫu tượng Phật A Di Đà đẹp chất lượng cao

Còn tượng Quan Âm Bồ Tát để trang trí thì nên chọn tượng có kích thước vừa phải. Nên chọn những bức tượng đủ để đặt trong không gian nhà bạn mà không gây rối mắt hay vướng víu, bất tiện cho các hoạt động sinh hoạt.

Trong trường hợp dùng tượng Quan Âm Bồ Tát để bàn làm việc, để ô tô thì nên chọn tượng ngồi. Bởi tượng ngồi có kết cấu hình khối thấp và bè ra ở dưới, nên có thể đặt vững hơn so với tượng dáng đứng.

7. Địa chỉ thỉnh tượng Phật Quan Âm Bồ Tát chất lượng cao

Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế, các gia đình ngày càng có điều kiện hơn và quan tâm hơn đến việc thờ cúng tại gia. Do đó, nhu cầu thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát ngày càng nhiều. Theo đó, ngày càng nhiều cơ sở sản xuất tượng Phật Quan Âm Bồ Tát ra đời.

Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng cung cấp tượng đảm bảo chất lượng. Tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát kém chất lượng sẽ có các chi tiết chạm trổ bị thiếu sự tinh tế. Thậm chí còn không thể hiện được thần sắc của tượng Phật Quan Âm Bồ Tát.

Không chỉ đảm bảo yếu tố chất lượng, tượng Phật Quan Âm Bồ Tát tại Thuận Duyên còn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cao. Mọi đường nét đều được các nghệ nhân chăm chút tỉ mỉ nhất có thể. Từ đó đem lại sản phẩm chân thực, sắc nét nhất. Đảm bảo quý khách sẽ hài lòng với chất lượng của tượng Phật Quan Âm Bồ Tát tại Thuận Duyên


 

.
.
.
.