Các thiền sư Trung Quốc rất chuộng dùng Cây Phất Trần Bằng Rễ làm vật trang nghiêm. Khi thượng đường thuyết pháp cho đại chúng. Vị phương trượng thường cầm phất trần, lúc này phất trần tượng trưng cho sự thuyết pháp.
Vị trụ trì hoặc các vị chức sự trong chùa. Khi thượng đường để xử lý công việc cũng cầm Cây Phất Trần Bằng Rễ, gọi là bỉnh phất. Có năm chức sự được sử dụng phất trần gọi là Bỉnh phất ngũ đầu thủ gồm: Tiền đường Thủ tọa, Hậu đường Thủ tọa, Đông tạng chủ, Tây tạng chủ và Thư ký. Trong trường hợp người thị giả của chư vị hòa thượng. Cầm phất trần đứng hầu ở phía sau thì gọi là Bỉnh phất thị giả.
Về sau, tại những nước theo Phật giáo Bắc truyền như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, Cây Phất Trần Bằng Rễ là một loại pháp khí quan trọng. Được sử dụng rộng rãi trong thiền môn và các Phật sự như pháp hội. đàn tràng quán đảnh, các nghi thức an táng…
Như vậy, phất trần là một pháp khí của chư Tăng có nguồn gốc ở Ấn Độ. Với chức năng như một vật tùy thân cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho đời sống du hành. Sau khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc.
Phất trần là pháp khí biểu tượng cho sự tu tập đoạn trừ phiền não. Chướng nạn đồng thời là vật trang nghiêm của các bậc cao tăng trong khi thực thi pháp sự. Và như thế, phất trần không phải là pháp khí có nguồn gốc từ các đạo sĩ Đạo giáo ở Trung Quốc.