Địa Tạng Vương Bồ Tát thường tùy nguyện ứng hiện vào thế giới Ta bà bằng nhiều hình tướng để hóa độ chúng sanh. Sở dĩ Ngài hiện thân, do bản nguyện của Ngài là cứu độ chúng sanh ra khỏi cảnh giới sanh tử. Ngài qua hình ảnh thân tướng trang nghiêm, tay phải cầm Tích trượng, tay trái cầm hạt minh châu. Tay phải cầm Tích Trượng tượng trưng cho sức mạnh của Chánh Pháp.
Năng lực của Tích Trượng là tâm đại từ đại bi của Bồ Tát. Dùng chánh pháp chuyển hóa tâm địa con người. Đầy tham lam, hận thù, đố kỵ, si mê mù quáng có thể thức tỉnh kịp thời. Còn tay trái Ngài nắm hạt minh châu là tượng trưng cho trí huệ. Vì muốn phá vô minh cần phải có trí huệ, một khi có trí huệ chiếu sáng thì vô minh không còn. Địa Tạng Vương Bồ Tát
Bồ Tát với trí tuệ rộng lớn thường soi sáng tất cả chốn u minh. Khiến cho chúng sanh hiện đang bị giam cầm trong ngục tối trông thấy ánh sáng đều được thoát ngục hình. Bồ Tát đầu đội mũ tỳ lư quán đảnh, đứng hoặc ngồi trên con Đề thính. Là con linh thú biết rõ tất cả sự vật trong trời đất. Biểu trưng cho Ngài là đã nhiếp tâm thanh tịnh, an lập các pháp thức thành tựu cảnh giới thiền định. Địa Tạng Vương Bồ Tát
Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Là hai vị Bồ Tát có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống văn hóa của người Đông Phương.
Người Đông Phương khi còn sống gặp khổ nạn thì cầu mẹ hiền Quán Âm cứu khổ. Khi mất rồi, thì trông cậy vào sự phổ độ của giáo chủ cõi U Minh Địa Tạng Từ Tôn. Con người ngoài sống và chết ra đâu có gì to lớn hơn cũng như đáng để lo hơn.
Ðịa Tạng Vương Bồ Tát đích thực là ai? Ngài chính là Tôn Giả Ma Ha Mục Kiền Liên, nguyện ở trong địa ngục làm Bồ Tát. Vì sao Ngài muốn làm Bồ Tát ở địa ngục? Bởi vì Ngài thấu hiểu và cảm thông được mọi đau khổ mà thân mẫu Ngài đã chịu đựng.
Ngài liên tưởng: “Nếu mẹ mình chịu khổ như vậy. Thì tất cả những bà mẹ trên cõi đời này cũng đều chịu khổ như thế”. Cho nên Ngài dùng tâm hiếu đạo bình đẳng, không phân biệt. Mà độ thoát tất cả chúng sanh trong địa ngục, khiến họ lìa khổ được vui.
Mỗi khi niệm danh hiệu Bồ Tát “Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát”. Hàng phật tử chúng ta lại nhớ đến hình ảnh và hạnh nguyện độ sanh vĩ đại của Ngài.
Chúng ta hãy cùng nhau học và đồng phát lập thệ nguyện: “Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề. Địa ngục vị không thệ bất thành Phật”. Có phát lập được thệ nguyện như thế, chúng ta mới có thể biến Ta bà thành Tịnh độ. Khiến tất cả phàm phu đều thành tựu quả vị Vô thượng Bồ đề.