Xem video về tượng Bồ Tát Địa Tạng trên youtube:
Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát chánh pháp của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp.
Hạnh nguyện của Ngài chính là tinh thần hiếu đạo và tâm nguyện độ tận pháp giới chúng sanh. Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát hiện thân ở muôn ngàn số kiếp. Và hằng hà sa số thế giới để tận độ tất cả chúng sanh điều được giải thoát. Chứng an vui Niết Bàn dứt khỏi trầm luân hồi đau khổ. Tượng Bồ Tát Địa Tạng
Tôn Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Tỳ kheo mặc áo cà sa, đầu đội mũ Thất Phật. Tay trái Bồ Tát cầm hạt minh châu tượng trưng cho ánh sáng Trí tuệ xua tan bóng đêm. Còn tay phải cầm tích trượng để mở cửa địa ngục. Đức trang nghiêm thanh tịnh, Minh châu chói sáng phá tan bao phiền muộn nghiệp chướng. Tượng Bồ Tát Địa Tạng
Vì muốn phá vô minh, cần phải có Trí tuệ, Trí tuệ là ánh sáng quang minh nhất. Ánh sáng đó đủ công đức và oai lực soi sáng tất cả khắp chốn u minh. Khiến cho chúng sanh bị giam cầm trong ngục tối sẽ thấy ánh sáng trí tuệ và thoát khỏi khổ đau.
Tại sao chúng ta niệm Bồ Tát Ðịa Tạng?
Chúng ta niệm danh hiệu của Bồ Tát Địa Tạng “Nam Mô Ðịa Tạng Vương Bồ Tát”. Mục đích của chúng ta là khiến Bồ Tát sau khi nghe tiếng chúng ta niệm. Nguyện cầu tai họa lớn của thế giới thành tai họa nhỏ, từ tai họa nhỏ biến thành tiêu tan.
Ngài biết rõ ý muốn của chúng ta để phát tâm từ bi, cho chúng ta được thỏa mãn tâm ý. Chúng ta chỉ một lòng khẩn thiết vì toàn thể nhân loại trên thế giới nguyện cầu hòa bình, hạnh phúc. Ngài dùng pháp lực và lòng từ bi của mình để phổ độ chúng sinh, những người sa vào địa ngục.
Địa Tạng Vương xuất thế với mong muốn cứu giúp mọi người đều được lên cõi Vĩnh Hằng. Ngài có nhân duyên lớn với chúng ta như thế này. Chỉ có bi tâm, nguyện lực kiên cố của Ngài, mới có thể kham nổi việc giáo hóa độ sanh. Nguyện lực kiên cố của Bồ Tát luôn thị hiện tâm bao la trời biển.
Vậy khi chúng ta cúng dường Ngài thì có công đức, ích lợi gì?
Nói ra cũng không hết công đức vị Đại Bồ Tát này. Công đức Ngài rộng như hư không, sâu như biển cả, cao như Tu Di. Ngay cả Chư Phật thập phương trong muôn vạn kiếp cũng không ngớt tán thán.
Trong khi hành Bồ tát đạo, phát thệ nguyện cứu khổ chúng sanh, hạnh nguyện vĩ đại của Ngài. Tâm nguyện độ sanh của Ngài vững chắc như núi cao, công hạnh lợi ích rộng sâu như biển cả. Ngài là tấm gương soi sáng từ bi bác ái độ tận các vong hồn sa đọa nơi cõi Địa Ngục.