Chuẩn Đề Bồ Tát là một trong những hoá thân của Quán Thế m Bồ Tát. Với hoá thân này, Ngài thị hiện trong lục đạo luân hồi để cứu khổ những chúng sanh khổ nạn. Thường là bệnh tật nặng và nghiệp chướng sâu dày, đồng thời bảo hộ Phật Pháp. Bồ Tát Chuẩn Đề, cũng thường được gọi là Phật Mẫu Chuẩn Đề. Hay Thất Câu Đê Phật Mẫu, Thất Câu Chi Phật Mẫu. Tên tiếng Phạn của Ngài là Cundì. Tượng Chuẩn Đề Phật Mẫu
Hạnh nguyện Bồ tát Chuẩn Đề:
Theo kinh “Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni”, Bồ Tát Chuẩn Đề là hóa thân của đức Quán Thế m. Thị hiện vào trong sáu đường sinh tử để hóa độ chúng sinh. Ngài là vị Bồ Tát có thệ nguyện hộ trì Phật pháp và hộ mạng. Cho những chúng sinh nào trí tuệ kém cỏi, nghiệp chướng sâu dày, thân nhiều tật bệnh, thọ mạng ngắn ngủi. Tượng Chuẩn Đề Phật Mẫu
Bồ Tát vì thương tưởng chúng sinh. Vốn nhiều chướng nạn như thân tật bệnh, trí tuệ kém cỏi hoặc lỡ đã tạo các ác nghiệp sâu dày. Nên Ngài đối trước Phật tuyên nói thần chú, để giải trừ các hoặc nghiệp cho chúng sinh. Tượng Chuẩn Đề Phật Mẫu
Muốn thoát khỏi những phiền muộn, ta không chỉ biết cách đặt xuống những nặng nề đang đè nặng trên vai. Mà còn biết cách trân trọng từng nụ cười bình yên của người khác. Hiểu mình và thương người, thương mình và hiểu người.
Giữa nhân gian này, vẫn luôn có những căn phòng bình yên. Chỉ có Trí tuệ và tâm Từ bi lớn mới có thể thoát khỏi những khổ đau trong cuộc sống này. Trí tuệ và Từ bi chính là chìa khóa để người đời có thể mở vào những căn phòng ấy.
Phật Mẫu Chuẩn Đề
Đó chính là lý do vì sao chúng ta thường không bao giờ tìm thấy được một cuộc sống bình yên. Mãi cho đến một ngày đủ sức hiểu mình và thương người để có được một nội tâm tĩnh lặng.
Hiểu mình là một lần can đảm, can đảm để dừng lại quay về. Thương người cũng là một lần can đảm, can đảm để mở lòng ra thương được người.
Chúng ta nhận biết thứ đang là gánh nặng không thôi thì chưa đủ, cần phải biết cách đặt nó xuống. Và chúng ta nói thương người không thôi cũng chưa đủ, cần phải làm điều đó. Ai muốn nhận được từng ngày bình yên thì can đảm là cái giá mà cuộc sống đưa ra. Không làm gì để mình phải khổ, không làm gì để người phải đau, lòng tự nhiên được bình yên.
Có Trí tuệ bé nhỏ, nhận nhầm nỗi buồn là vui. Có tâm Từ bi bé nhỏ, chỉ đủ để vẽ một vòng tròn hạnh phúc rất nhỏ cho riêng mình. Bình yên là một biểu hiện rõ nhất cho tâm Từ bi và Trí tuệ bên trong của một con người.
Vậy nên phải ân cần mà tu tập theo yếu pháp của Ngài thì sẽ thấy rõ các việc hiệu quả. Trải qua vô lượng số kiếp nhẫn này, chúng sanh chỉ bị màn vô minh che lấp. Mắt chánh nhãn phải lu mờ, rồi vọng tâm phấn khởi, thường tạo nghiệp đa đoan. Cho nên phải bị luân hồi trong vòng Lục đạo và đọa lạc vào nẻo Tam đồ.