Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba Thân: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Sở dĩ có ba Thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là Đức Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này. Chính là Hóa thân của Phật. Tượng Đại Nhật Như Lai
Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là Pháp thân. Là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa Pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết. Tượng Đại Nhật Như Lai
“Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận. Chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia. Tượng Đại Nhật Như Lai
Lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày.”
Tỳ Lô Giá Na Phật tức là Pháp Thân Tự Tánh.
Hoa Tạng Thế Giới cũng tức là Như Lai Tạng Tánh.
Muốn gặp Tỳ Lô Giá Na Phật vào ở thế giới Hoa Tạng thì phải minh tâm kiến tánh.
Kiến tánh tức là gặp Tỳ Lô Giá Na Phật
Sống thực với Tánh Giác đó là thường ở Tịnh Độ, thường ở Hoa Tạng Thế Giới.
Hoa Tạng là Tự Tánh, Tự Tánh là Hoa Tạng.
Tỳ Lô Giá Na là Tự Tánh, Tự Tánh là Tỳ Lô Giá Na.
Chúng ta thờ Thầy thì chính là chúng ta phải nghe lời Thầy dạy dỗ. Thầy dạy chúng ta thế nào thì chúng ta thành thật y giáo phụng hành, thật làm, thật sự áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống, chính là Phụng sự sư trưởng. Thầy dạy chúng ta Hiếu dưỡng Phụ mẫu, thì việc đầu tiên chúng ta phải làm trong cuộc sống này chính là làm thế nào để tận Hiếu với cha mẹ, làm thế nào để cha mẹ luôn an lòng, thì cha mẹ sẽ hoan hỉ cho chúng ta theo Thầy học đạo.