Trong nghệ thuật Phật giáo Gandhara, Hy Lạp. Phật Di Lặc được biểu hiện như một nhà quý tộc Trung Á hay Bắc Ấn. Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di Lặc được biểu hiện dưới dạng mập tròn vui vẻ. Người ta tin rằng, đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng. Được cho là hóa thân của Di Lặc ở thế kỉ thứ 10. Tượng Di Lặc như ý
Đối với Phật tử Việt Nam. Bồ Tát Di Lặc được tạo tác trong hình tướng của bậc thoát trần luôn luôn hoan hỷ tươi cười. Về mặt ngoại tướng, Ngài có thân hình thấp mập, bụng bự như chứa cả thế gian. Và một tư thế ngồi vô tư thoải mái, biểu tượng cho sự an nhiên an lạc, tự tại, hoan hỷ. Tượng Di Lặc như ý
Về mặt nội tâm, Bồ Tát Di Lặc mập mạp béo tốt bụng bự. Ngài tượng trưng cho sự sung túc, giàu có, ăn nên làm ra. Bên cạnh đó, có tượng tạc Ngài đeo theo một cái đãy thật lớn như chứa cả càn khôn vũ trụ. Và đầy một trời công đức, tượng trưng cho phúc đức đầy nhà, lộc trời sung mãn. Tượng Di Lặc như ý
Phật tử Việt Nam thường cho rằng Bồ Tát Quán Thế Âm mới thật là biểu trưng cho từ bi. Còn Bồ Tát Di Lặc là hình ảnh của sự hỷ xả.
Nhưng theo nguyên nghĩa của chữ Phạn. Maitreya – Hán dịch nghĩa là “Từ Thị” hay “Từ Bi” là bản chất của Bồ Tát Di Lặc. Nguyên nghĩa này cũng bắt nguồn từ hạnh Bồ Tát của Ngài. Là không giết hại một loài nào, mà lại thương yêu hết thảy mọi loài.
Bố đại hòa thượng
Đệ tử và những người tu theo hạnh của Ngài phải phát nguyện ăn chay, phóng sinh. Ngài luôn luôn đem lại niềm vui, điều hoan hỷ cho nhiều người. Nụ cười cả Bồ Tát Di Lặc cũng bắt nguồn từ đây.
Dù sinh về cõi Đâu-suất Tịnh độ hay sinh vào thời Đức Phật Di Lặc ra đời. Đều là ước nguyện của nhiều người con Phật từ xưa đến nay. Vì thế không biết từ bao giờ, người Phật tử xuất gia, tại gia lấy ngày mồng 1 Tết âm lịch. Làm ngày lễ kỷ niệm Ngài và xem đây là một truyền thống tốt đẹp của Phật giáo.
Sở dĩ chúng ta hay buồn phiền, sầu bi là tại trong lòng có những điều không vui, bất như ý. Nếu gặp ai, mình muốn cười xã giao một chút thì cười ra sao? Nửa cười nửa mếu, cười như vậy chưa phải là thật cười.
Đức Phật Di Lặc cười một cách hỉ hả không có gì gượng gạo hết. Còn chúng ta xã giao nên nhiều khi cười gượng gạo, vì không phải thật vui vẻ trong lòng. Nếu trong lòng thật vui vẻ, gặp ai mình cũng cười, lúc nào cũng tươi.
Được như vậy chúng ta mới hạnh phúc, tâm hồn an vui, thì ở cảnh nào cũng an vui. Nếu tâm hồn bực bội rối loạn, thì ở cảnh nào chúng ta cũng sầu bi hết. Thấy trời mây đất nước, tất cả cảnh đều vui tươi, không có gì bận tâm rối loạn trong lòng.