Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tình Mẹ thương con. Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên, Đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, của tất cả chúng sinh. Tượng Đức Quán Âm
Niệm “Nam mô tầm thinh cứu khổ cứu nạn đại từ đại bi linh cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát”. “Tầm thinh cứu khổ” nghĩa là tìm tiếng kêu để cứu khổ. Ở bất cứ nơi đâu, dù trong rừng sâu núi thẳm hay ngoài đại dương mênh mông, sóng to gió lớn. Nhưng nếu có chúng sanh nào nhất tâm cầu nguyện, Bồ Tát đều hóa thân thị hiện và ứng cứu. Tượng Đức Quán Âm
“Đại từ đại bi”, Bồ Tát Quán Thế Âm dùng tâm từ bi trải khắp muôn nơi. Chúng ta có thể vận dụng để áp dụng cho bản thân, gia đình và xã hội. Không có sự phân biệt là Phật tử hay người ngoại đạo, kẻ giàu hay người nghèo, người xấu hay đẹp. Tượng Đức Quán Âm
Hóa thân của Đức Quán Âm
“Linh cảm ứng” là hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm với tâm từ bi. Bất luận họ gây tạo tội chướng gì, chỉ cần khẩn thiết cầu xin. Và tùy theo nghiệp lực mà được Bồ Tát thị hiện cứu giúp. Ngài luôn luôn lắng nghe mọi âm thanh khổ đau của chúng sinh khắp mười phương pháp giới.
Quán chiếu sâu sắc vào hạnh nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm. Chúng ta thấy ngay những hóa thân của Ngài, luôn hiện diện ở quanh ta trong mọi khía cạnh cuộc đời.
Ngài luôn lắng nghe để hiểu dù điều ấy đã nói ra hoặc không nói. Lắng nghe mà người kia trút bỏ được ưu phiền, trở nên an vui đó chính là hạnh phúc chân thực.
Người học Phật nói riêng và con người nói chung đều nên học hỏi hạnh Từ bi của Bồ Tát. Mỗi người hãy dùng tâm Từ bi của mình trang trải khắp muôn nơi.
Hãy học yêu thương cả với những người ghen ghét, đố kỵ, hãm hại ta. Dẫu ta biết điều đó là rất khó với một kẻ phàm phu. Nhưng chúng ta tu là để học, tu là để sửa, tu là chuyển hóa nghiệp lực. Nên việc học cách yêu thương mọi người là điều rất nên làm.
Tại sao Bồ-tát thực hành bố thí Ba-la-mật?
Bố thí Ba-la-mật là đem cho vật chất hay tinh thần. Hoặc là thân này phải chết để giúp đỡ cho người thoát khổ mà tâm vẫn hoan hỷ. Không chấp mắc, không hối hận, tiếc nuối hay mong cầu.
Bởi vì Bồ Tát là người đang trên đường tiến tới giác ngộ Phật quả. Cho nên mỗi khi làm việc gì có lợi cho chúng sanh, Bồ Tát đều phát nguyện và hồi hướng. Nhờ thế tâm từ bi của Bồ Tát càng thêm tăng trưởng. Và trong hạnh bố thí, chỉ có bố thí Ba-la-mật là phước quả cao hơn tất cả.
Bồ Tát là người phát tâm cầu thành Phật quả. Để hóa độ chúng sanh thoát khỏi khổ đau sanh tử luân hồi. Vì vậy, trong suốt quá trình dấn thân, tu học, hành đạo. Bồ Tát luôn phát Bồ-đề tâm cho đến lúc thành Phật.
Xem video về tượng đức Quan Âm trên youtube: