Trong mỗi vị Phật đều có đủ hai đức tánh quan trọng là Từ bi và Trí tuệ. Nếu thiếu một trong hai đức tánh này thì sẽ không bao giờ thành Phật. Đức Phật A Di Đà thì cũng thế. Ngài có hai vị thị giả là Quán Thế Âm bên trái và Đại Thế Chí bên phải. Quán Thế Âm thì tượng trưng cho Từ bi, còn Đại Thế Chí thì tượng trưng cho Trí tuệ viên mãn. Trí tuệ lúc nào cũng dẫn đầu bởi vì có trí tuệ viên mãn thì Từ bi mới thành tựu được. Tượng Phật A Di Đà tam tôn
1.Phật A Di Đà
Niệm Phật là phương pháp rất tốt để sửa đổi thói xấu của bản thân. Nếu chúng ta không hình thành thói quen niệm Phật thường ngày. Khi có việc gì xảy ra thì chúng ta cũng sẽ chạy theo thói xấu. Như người khác mắng mình một câu thì mình sẽ mắng trả lại. Người khác đánh mình một cái thì mình cũng sẽ đánh trả lại. Tượng Phật A Di Đà tam tôn
Nếu quý vị không có thói quen niệm Phật thì có thể quý vị sẽ mắng lại ngay lập tức. Thậm chí còn đánh lại nữa và có thể vì một câu nói mà gây thành đại họa. Còn ngược lại, khi quý vị đã hình thành một thói quen niệm Phật. Quý vị sẽ trả lời một cách bình tĩnh: “A Di Đà Phật, tôi xin lỗi”. Lập tức sẽ dập tắt ngay cơn thịnh nộ của đôi bên. Tượng Phật A Di Đà tam tôn
2.Quán Thế Âm Bồ Tát
Tất cả hạnh nguyện của Bồ Tát đều phát sinh ở lòng đại bi. Ngài quán sát âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Do Ngài quán sát âm thanh một cách tự tại mà chứng được bản thể chân thường của vũ trụ.
Nơi nào trong vũ trụ có tiếng chúng sanh đau khổ, kêu cầu, Ngài hiện thân cứu độ rất tự tại. Cho nên Ngài cũng có tên là Quán Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại…Ngài còn hiện thân giáo hoá khắp mười phương thế giới, đủ các thân hình. Từ địa ngục lên đến các cung trời, từ Ta bà sang Cực Lạc.
Tùy trường hợp và cơ cảm khác nhau nên phương tiện của Quán Thế Âm Bồ Tát cũng vô lượng. Ngài là hiện thân của Từ bi. Ở đâu có chúng sanh đau khổ kêu cầu là ở đó có Ngài thị hiện.
3.Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát là bậc giác ngộ trong số chúng sanh. Cũng có thể nói rằng Bồ Tát là chúng sanh đã giác ngộ. Ngài có thể xả những gì mà người khác không thể xả bỏ được. Nhẫn những gì mà người khác không thể nhẫn được, làm những gì mà người khác không thể làm được.
Làm sao có thể nói Bồ Tát là bậc giác ngộ từ trong chúng sanh? Vì Bồ Tát vốn cũng là chúng sanh như quý vị, như tôi. Chẳng qua là Bồ Tát nguyện phát bồ đề tâm, dũng mãnh tinh tấn, hành Bồ-tát đạo.
Vì Bồ Tát làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh. Và Ngài đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sanh cho nên mới được giác ngộ. Và là một bậc giác ngộ trong số chúng sanh chúng ta.
Xem video chất lượng cao về tượng Phật A Di Đà tam tôn trên youtube: