Trong kinh A Hàm, Ngài A-nan mới hỏi Đức Phật rằng. Bạch Đức Thế Tôn: Có phải một nửa phần giáo pháp của Như Lai nói về lòng Từ Bi hay không. Đức Phật mới nói với ngài A-nan rằng. Này A-nan, không phải một nửa phần giáo pháp của Như Lai là nói về lòng từ bi. Mà toàn bộ giáo pháp của Đức Như Lai nói về lòng từ bi. Phật Bổn Sư Thích Ca
Đức Phật là biểu tượng sáng ngời từ tính cách, trí tuệ và đức hạnh trong Phật giáo. Phật dạy cho chúng ta những điều mà chúng ta có thể làm được giống như Ngài. Và Ngài đã dạy chúng ta những con đường nào cần phải đi. Hay những pháp môn tu tập nào mà chúng ta có thể đi theo Ngài. Phật Bổn Sư Thích Ca
Để từ đó học tập rèn luyện và nguyện tiếp bước theo con đường của Ngài đã vạch lối. Duy chỉ có trau dồi trí tuệ con người mới có thể đạt đến giác ngộ. Đưa đường đi đến chân trời hạnh phúc giải thoát đích thực. Khi đó chúng ta mới chứng quả. Phật Bổn Sư Thích Ca
Thành Phật để làm gì?
Những ai tu tập tâm từ bi, thực hành tâm từ bi, thành tựu tâm từ bi. Người đó sẽ thành được quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đức Phật khẳng định là người con Phật, lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm trượng nghĩa. Nếu mình thành tựu được từ bi thì người đó sẽ thành Phật.
Mà ta thành Phật để làm gì? Thành Phật là để cứu độ chúng sanh. Cứu độ chúng sanh dùng cái gì để cứu độ? Là dùng lòng từ bi và trí tuệ để cứu độ. Nên căn bản của một người học Phật, trước hết và sau cùng đó là lấy từ bi làm căn bản.
Căn bản của sự tu tập không phải là mình tu bao nhiêu lâu và đang ở địa vị nào. Muốn biết được người đó có tu hay không, hãy xem tâm từ người đó có được rộng mở hay không. Mỗi ngày qua đi, mỗi năm qua đi lòng mình có dễ bao dung, tha thứ hay không. Khi tâm từ bi rộng mở ra, đời sống của mình không còn bị vướng chấp trong các điều gì cả.
Trong cuộc đời này cái gì là to nhất? Đó chính là cái tâm của mình, mà nhỏ nhất cũng là tâm của mình. Tại vì sao? Vì có những thứ tâm thấy mà mắt không thấy, mình cảm nhận bằng tâm mới có thể thấy được. Không phải lúc nào mình nhìn bằng mắt của mình mà thấy được.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật
Trong kinh Đức Phật nói: “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”. Tức là tâm của mình bao trùm tất cả các cảnh giới, bao trùm cả vũ trụ. Chính vì tâm lượng rộng lớn, nên khi đối diện, ta có cảm giác được vỗ về, an ủi, thoải mái. Vì tâm lượng rộng lớn kia đã bao trùm tâm lượng nhỏ bé của ta.
Từ tâm này mình mở rộng ra được, lúc đó mình mới thành được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Lấy tâm từ bi làm căn bản của sự tu tập, chính tâm từ bi đó mình sẽ thành tựu được như Đức Phật đã thành tựu.
Người có tâm lượng lớn giống như là vật đựng lớn, có thể chứa được nhiều nước sau một cơn mưa. Nếu muốn chứa nhiều nước mưa, hẳn là không thể dùng vật đựng nhỏ. Đó là lý do vì sao cần phải mở rộng tâm lượng, để bao chứa, đón nhận, dung hòa tất cả.
Đức Phật nói vì sao quý vị đến được cuộc đời này? Tại vì do cái nghiệp lực mà tới. Các Phật, Bồ Tát là do nguyện lực mà tới, nguyện lực mà đi vào cuộc đời. Còn mình là do nghiệp lực mà mình có mặt trong cuộc đời này. Chỉ có thực tập được lòng từ, mình mới thấy được một kiếp sống rất là dở trong cuộc đời này.
Xem video tượng Phật Thích Ca đá trắng viền vàng trên youtube: