Chúng ta đi theo con đường của Như Lai thì phải hành theo hạnh Như Lai. Đem giáo pháp vào đời là tâm nguyện của bất cứ ai theo con đường mà Đức Phật đã khai mở. Muốn thực hiện tâm nguyện đó, chúng ta phải có đủ ba đức tính của Đạo là Bi, Trí, Dũng. Tượng Phật Bổn Sư tĩnh tâm
Tất cả chúng ta đều hiểu Đạo Phật là Đạo của Từ bi, của Trí tuệ, của Dũng mãnh. Nên người ta vẫn thường nói Đạo Phật là “Đạo Từ Bi”. Trong quá trình tu tập và hoằng dương chánh pháp! lấy câu “Duy tuệ thị nghiệp” làm phương châm.
Ý nghĩa căn bản của từ Nghiệp trong câu “Duy tuệ thị nghiệp”. Là chúng ta xây dựng sự nghiệp, nghề nghiệp tốt hay thiện nghiệp với ý hướng tốt đẹp. Và được hiểu như là một châm ngôn, một khẩu hiệu, đề cao sự phát triển trí tuệ. Do đó, nếu ta thực hiện học tập, vun trồng trí tuệ, tức là ta gây thiện nghiệp. Để từ đó đạt được trí tuệ tuyệt đối toàn hảo của chư Phật. Tượng Phật Bổn Sư tĩnh tâm
Từ Bi Hỷ Xả
Từ Bi Hỷ Xả còn được gọi là “Tứ Vô Lượng Tâm”. Bốn tâm rộng lớn, có thể bao trùm vạn vật, đem lại vô lượng an lạc cho mình, cho người. Tâm không thể an định nếu không có đủ bốn tâm này, nên sẽ không hiểu biết được Chánh pháp.
Trí tuệ sẽ không sinh trưởng được nếu không hiểu biết hết Chánh pháp. Và dần lạc bước vào đường tà đạo, tạo nhiều nghiệp xấu ác, uổng phí một đời tu học Phật pháp.
Có tâm “Từ” đúng chánh pháp, trong sáng, thì tâm “Bi” tự nhiên sinh trưởng. Từ Bi thể hiện lòng thương, lắng nghe, cảm thông và chia sẻ cùng mọi người những bất hạnh, khổ đau. Đem an vui cho người với tâm Từ Bi thì tất cả đều có được lợi lạc vô lượng. Đó là một sự thật không thể khác! Tượng Phật Bổn Sư tĩnh tâm
Bởi vậy, chúng ta không ngạc nhiên, khi Đạo Phật đã quan tâm đến Trí Tuệ đi liền sau Từ Bi. Từ Bi mà không có Trí Tuệ, dễ đi lạc vào đường tà. Không những có lợi gì cho Chánh pháp, mà còn làm suy yếu Chánh pháp nữa.
Từ Bi Trí Tuệ
Trí tuệ trong đạo Phật không chỉ là sự học rộng, biết nhiều, mà chính ở lòng khát ngưỡng chân lý. Mong cầu giải thoát từ những thực chứng đời sống, từ sự tinh tấn hành trì theo đúng lời Phật dạy.
Bi mà không Trí, là tà vậy! Trí mà không Dũng, là yếu hèn! Đối với một người con Phật chân chính, “Bi Trí Dũng” nghe thì tưởng chừng như rất đơn giản. Nhưng lại là một điều rất khó thành tựu trong thời đại ngày nay.
Những lời giảng của Đức Phật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự an lạc trong tâm mỗi người. Theo Phật giáo, tha thứ là một bước hết sức quan trọng nhằm đạt được trạng thái an lạc này.
Đức Phật dạy việc cố chấp, không tha thứ sẽ làm bản thân chúng ta đau khổ. Ai không thể buông bỏ những điều mà người khác gây ra cho mình. Cũng không thể buông bỏ được sự hận thù, đau khổ khỏi bản thân. Hận thù kéo theo đau khổ càng nhiều thì ta lại càng dày vò quá khứ, càng nung nấu hận thù.
Tha thứ cho người khác cũng như tha thứ cho bản thân mình. Là một bước quan trọng trong việc đạt tới sự an lạc và giác ngộ. Buông bỏ, tha thứ cho những người đã làm tổn hại mình sẽ giúp chúng ta tinh tấn trong tu tập. Do vậy, tha thứ còn được coi là một phương pháp tu tập, cũng giống như thiền định.
Xem video chất lượng cao trên youtube: