Mục Lục
- 1 Với 12 lời nguyện lớn cứu độ chúng sanh ở cõi ta bà.
- 2 Cảm ứng của Phật Dược Sư
- 3 12 đại nguyện của Đức Phật Dược Sư Như Lai
- 3.1 6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa. Đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta. Niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan
- 3.2 11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ. Nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ. Sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.
Phật Dược Sư Lưu Ly (hay gọi tắt là Phật Dược Sư). Là vị Phật giáo chủ, trụ thế giáo hoá chúng sanh ở cõi Đông Phương Lưu Ly. Phật Dược Sư còn có các danh hiệu khác là Đại Y Vương Phật. Vương Thiện Đạo, Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật. Tượng Phật Dược Sư là vị Phật rất quen thuộc với chúng sanh ở cõi Ta Bà này. Bên cạnh Phật Thích Ca và Phật A Di Đà.
Việc thờ tượng Phật không phải đơn giản chỉ là để cầu xin, cúng bái. Mà khi chúng ta thời cúng hình tượng vị Phật, Bồ Tát nào đó. Là để nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Đối người tiếp vật, ứng xử tạo tác phải y theo lời dạy của vị Phật Bồ Tát đó.
Cũng như các vị Phật khác, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật khi thành Phật đều là viên mãn các lời đại nguyện. Do vậy, những người thờ tượng Phật Dược Sư, đều là những người chí tâm quy kính vào Dược Sư Phật. Cuộc sống chính là hiện thực hoá các lời nguyện của Dược Sư Phật.
Với 12 lời nguyện lớn cứu độ chúng sanh ở cõi ta bà.
Trong đó phần nhiều nói đến việc cứu giúp chúng sinh thoát khỏi hoạn nạn. Đói khát, bệnh tật… mà chúng sanh ở cõi Ta Bà thường gặp nhiều cảnh khổ đau này. Nên rất nhiều người nương vào Dược Sư Phật để được thoát khổ. Tượng Phật Dược Sư Nhỏ
Ví dụ chúng ta cúng Phật Dược Sư, thì trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta nỗ lực đem những lời dạy, những người nguyện của Dược Sư Phật. Đi thực tiễn thì chúng ta không cầu cũng tự đạt được những điều nguyện đó. Chẳng hạn Dược Sư Phật có lời nguyện là “Nguyện chúng sanh đói khát đều được các món ăn ngon”.
Vậy thì trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy những người đói khát trên đường. Chúng ta thấy những người cần giúp đỡ, thì nếu chúng ta có điều kiện. Chúng ta cũng giúp họ có được món ăn ngon, cũng giúp cho họ no đủ. Đó chính là thực tiễn, đó chính là bố thí. Và quả báo của bố thí tiền của thì là được sung túc, giàu sang. Vậy là tự nhiên chúng ta đã tự mình được Dược Sư Phật gia trì rồi.
Do vậy, chúng ta thường thấy rất nhiều người lập Đàn Dược Sư. Để thực hiện nghi thức như trong kinh Dược Sư dạy vào các dịp lễ lớn. Vào đầu năm mới để cầu tiêu tai giải nạn, để cầu phước cầu thọ cho mọi người. Tượng Phật Dược Sư nhỏ
Cảm ứng của Phật Dược Sư
Thế nhưng để được cảm ứng và sự gia trì của Dược Sư Phật. Đòi hỏi chủ đàn tràng phải chân thành, đàn tràng phải làm đúng như pháp. Như trong Kinh nói. Không chỉ vậy, những người muốn nương vào Dược Sư Phật để cầu an, cầu tiêu tai giải nạn. Cầu phước cầu tài, cũng phải làm đúng những điều mà Đức Phật Thích Ca dạy trong kinh Dược Sư. Như trong vòng 49 ngày phải thực hiện các việc lành. Giữ gìn trai giới, bố thí, phóng sanh, tụng kinh, niệm Phật, trì chú Dược Sư… Nói chung phải đọc kỹ kinh điển và thực hiện theo thì mới có hiệu quả.
Cho nên Phật Pháp là thực tiễn, không phải hình thức. Chúng ta đem những điều Phật dạy trong kinh Dược Sư ra thực tiễn trong cuộc sống này. Chính là đàn tràng Dược Sư tốt nhất rồi. Không cầu mà tự đắc. Đó chính là ý nghĩa của Phật Dược Sư.
12 đại nguyện của Đức Phật Dược Sư Như Lai
1. Nguyện khi Ta thành đạo Bồ-đề, thân đầy đủ ba mươi hai tướng tốt. Hào quang sáng khắp vô lượng thế giới, khiến các chúng sinh cũng được như Ta.
2. Nguyện khi Ta thành Phật, trong ngoài sáng chói hơn ánh sáng mặt trời. Tự tại làm Phật, khiến các chúng sinh ở chỗ tối tăm đều nhờ ơn khai thị.
3. Nguyện khi Ta thành Phật, đầy đủ vô lượng phương tiện trí tuệ. Làm cho chúng sinh đầy đủ các món thọ dụng nơi thân tâm.
4. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu các chúng sinh tu theo tà đạo đều xoay về chánh đạo. Hàng Nhị thừa thì đều hướng về Nhất thừa.
5. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh theo giáp pháp của Ta mà tu hành. Thì đều được hoàn hảo. Dù có phạm giới mà nghe đến tên Ta thì cũng trở thành thanh tịnh giới khỏi phải sa vào ác đạo.
6. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh nào có thân thể hèn yếu hay xấu sa. Đui điếc hay câm ngọng, một phen nghe tên Ta. Niệm tên Ta thì được khỏi bệnh, lại được tốt đẹp khôn ngoan
7. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu có chúng sinh không bà con thân thuộc. Nghèo thiếu ốm đau, không ai giúp đỡ. Mà nghe được tên Ta thì thân tâm yên lành quyến thuộc giúp đỡ cho, đến chứng đạo Bồ-đề.
8. Nguyện khi Ta thành Phật, các nữ nhân thường bị khinh dể thấp kém. Nếu nghe được tên Ta thì bỏ thân nữ nhân, thành tướng trượng phu cho đến chứng quả.
9. Nguyện khi Ta thành Phật, thì các chúng sinh thoát vòng ma đạo ác kiến. Về nơi chánh đạo, tu Bồ-tát hạnh mau chứng đạo Bồ-đề.
10. Nguyện khi Ta thành Phật, nếu chúng sinh bị pháp vua trừng trị. Trói buộc đánh đập, giam vào ngục tối, cắt xẻ v.v. mà nghe tên Ta thì đều thoát khỏi.
11. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh bị đói khát, cầu ăn mà tạo nghiệp dữ. Nếu nghe tên Ta, chuyên niệm thọ trì, thì Ta trước hết cấp cho món ăn được no đủ. Sau nói pháp khiến họ tu hành được hoàn toàn an vui.
12. Nguyện khi Ta thành Phật, những chúng sinh nghèo không có áo mặc. Muỗi mòng chích đốt, nóng lạnh, ngày đêm khổ sở, nếu nghe tên Ta chuyên niệm thọ trì. Thì Ta theo tâm mong cầu ấy khiến được đầy đủ y phục hoa hương.
Xem video chất lượng cao trên youtube về tượng Phật Dược Sư