Mục Lục
1. Tìm hiểu về Phật Thích Ca Mâu Ni
Vậy danh xưng Thích Ca Mâu Ni là do đâu.? Ở thế gian này của chúng ta, chúng sinh vốn dĩ thiếu đi tâm từ bi, trong lòng là tự tư tự lợi. Chính vì thế Phật khi thị hiện ở thế gian này, ngài muốn đem bệnh của chúng ta để sửa lại. Cho nên Ngài thiết lập tông chỉ, đó chính là “Thích Ca”. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có nghĩa là Năng Nhân, tức là nhân từ. Chúng sinh ở cõi Diêm Phù Đề này thiếu tâm nhân từ. Cho nên danh hiệu của Ngài là để đề xướng tâm Nhân từ cho chúng ta.
Căn bệnh lớn nữa của chúng ta là tâm địa không được thanh tịnh, quá nhiều vọng tưởng, quá nhiều tạp niệm. Vì thế, danh hiệu của Ngài có thêm chữ “Mâu Ni” – cũng là tiếng Phạn. Nghĩa là Tịch Diệt. Tịch có nghĩa là tịch tĩnh, là thanh tịnh, Diệt có nghĩa là tiêu trừ, diệt tất cả vọng tưởng tạp niệm.
Theo đó, chúng ta có thể thấy, danh hiệu của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật khi thị hiện ở thế gian này là tuỳ theo căn bệnh của chúng ta mà có được.
2. Cách thờ và bày trí tượng Phật Thích Ca kiểu Thái
Thỉnh tượng Phật về nhà thờ cúng không phải là việc làm ngẫu hứng. Không tùy tiện, tất cả xuất phát từ lòng chân thành và sự kính trọng trong mỗi chúng ta. Vì thế mà cách thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà cũng phải chú trọng đến các chi tiết nhỏ. Để không để làm mất sự thành kính đối với Phật.
Cho nên, chúng ta hiểu danh hiệu của ngài, thì chúng ta đã biết được bệnh tình của chúng ta trên thế gian này. Ngày ngày ngắm tượng của Ngài, ngày ngày chiêm bái, lễ lạy. Là để nhằm nhắc nhở chúng ta phải làm sao khởi được lên tâm nhân từ. Phải làm sao tiêu trừ được đi những tạp niệm, những vọng tưởng.
Theo đạo Phật, mục đích Giáo dục Phật giáo mang ý nghĩa cao tột hơn. Giáo dục Phật giáo không chỉ là việc dạy và học mà là một quá trình chuyển hóa nội tâm. Chuyển hóa cái xấu thành cái tốt, nuôi dưỡng, tưới tẩm, vun bón cái tốt. Trang bị cho mỗi cá nhân nhận thức chánh kiến, niềm tin chánh kiến, phẩm chất, tâm linh thanh cao.
Phật Giáo chính là giáo dục
Đây là hành trang cho mỗi cá nhân đi vào đời có cuộc sống an lạc. Gia đình hạnh phúc, xã hội công bằng, giàu đẹp. Do đó, ta có thể nói giáo dục Phật giáo là giáo dục hòa bình. Giáo dục nhân cách con người, giáo dục sự bình đẳng, không phân biệt, kỳ thị giai cấp, tôn giáo,….. Đức Phật dạy: “Không có giai cấp ở những con người có dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”
Với mục đích hoằng dương Chánh Pháp, Đức Phật đã dạy các đệ tử của Ngài hãy tiếp tục ra đi. Vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn đối với đời. Vì lợi ích, an lạc và hạnh phúc của Chư Thiên và loài người. “Nầy các Tỳ kheo, hãy đem lại sự tốt đẹp, hoằng pháp lợi ích cho nhiều người. Hãy hoằng dương Chánh Pháp toàn hảo ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối, toàn hảo cả trong tinh thần và văn tự. Hãy công bố đời sống thiêng liêng, cao thượng và toàn thiện” (Kinh Mahàvagga – Sanyatta – Nikaya).
Kho tàng Giáo lý mà Đức Phật để lại cho nhân gian ví như ngọn đèn trong đêm tối. Như la bàn cho người đi biển.
Từ Bi Trí Tuệ Nền tảng Phật Thích Ca muốn truyền tải
Đức Phật đã dạy rất cụ thể trong Kinh Chuyển Luân Thánh Vương thuộc Trường A Hàm. Nền tảng để người đệ tử Phật thực thi nếp sống vững chải, an lạc, hạnh phúc.: “Các ngươi phải siêng năng tu tập các điều thiện mà được mạng sống lâu dài. Nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ”.
Vì vậy, mục đích Giáo dục của Đức Phật là để giúp con người có cái nhìn chánh kiến. Hiểu rõ nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, duyên khởi của các pháp. Đưa con người trở về tâm an định, vững vàng, không sợ hãi. Không rơi vào những thói quen tham lam, giận dữ, thù hận, đau khổ, tuyệt vọng. Có phương pháp chế ngự và chuyển hóa các tâm bất thiện thành tâm thuần thục. Rèn luyện cho con người kỹ năng tự tin, lạc quan. “Từ bi” và “Trí tuệ” là phương châm hình thành nhân cách toàn thiện của Phật giáo. Để đạt sự an lạc giải thoát, hạnh phúc ở ngay hiện tại.
Cho nên, khi chúng ta thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca. Chúng ta hiểu danh hiệu của ngài. Thì chúng ta đã biết được bệnh tình của chúng ta trên thế gian này. Ngày ngày ngắm tượng của Ngài, ngày ngày chiêm bái, lễ lạy. Là để nhằm nhắc nhở chúng ta phải làm sao khởi được lên tâm nhân từ. Phải làm sao tiêu trừ được đi những tạp niệm, những vọng tưởng.
Vì sao chúng ta thờ Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Thờ tượng Phật còn có ý nghĩa rất lớn về mặt giáo dục. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ dạy chúng ta.: “Hiếu Dưỡng Phụ Mẫu, Phụng Sự Sư Trưởng, Từ Tâm Bất Sát, Tu Thập Thiện Nghiệp”. Chúng ta thờ Phật chính là chúng ta thờ Thầy, là vị sư trưởng lớn của chúng ta. Là người Thầy đầu tiên (Bổn sư) dạy chúng ta thật tướng của vũ trụ nhân sinh.
Chúng ta thờ Thầy thì chính là chúng ta phải nghe lời Thầy dạy dỗ. Thầy dạy chúng ta thế nào thì chúng ta thành thật y giáo phụng hành. Thật làm, thật sự áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống, chính là Phụng sự sư trưởng. Thầy dạy chúng ta Hiếu dưỡng Phụ mẫu. Việc đầu tiên chúng ta phải làm trong cuộc sống này chính là phải tận Hiếu với cha mẹ. Làm thế nào để cha mẹ luôn an lòng, thì cha mẹ sẽ hoan hỉ cho chúng ta theo Thầy học đạo.