Đạo Phật như là ngọn hải đăng hướng dẫn con người đến hoà bình, an lạc và hạnh phúc. Đức Phật không bao giờ ép ai khi mà niềm tin chưa được xác tín, hiểu và lựa chọn kỹ càng. Do vậy, tông chỉ của đạo Phật là đến để hiểu chứ không phải đến để mà tin. Tượng Tam Thế Phật
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết. Sự hiểu biết này phải được định hướng rõ rệt nhờ vào học hỏi giáo lý trong Đạo Pháp mà có. Nhờ vào sự luyện tập chuyên cần, tỏa rộng ra khắp hướng, thích nghi với môi trường xung quanh. Giống như cây rừng và cỏ dại, trong khi đó Trí tuệ là hoa thơm và quả ngọt. Tượng Tam Thế Phật
1.Phật Thích Ca
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Một trong những tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Phật Thích Ca đã ngộ ra con đường chân chính để dẫn tới cuộc sống an nhiên, tự tại. Người đã chỉ dạy, dẫn dắt chúng sinh đến với những gì tốt đẹp nhất. Tượng Tam Thế Phật
Ngài luôn nhấn mạnh con người có đầy đủ bản chất hướng thiện. Có khả năng tự hoàn thiện mình, cố gắng phấn đấu sẽ được giác ngộ và giải thoát. Đó là lời khuyên thường được nhắc đi, nhắc lại của Phật Thích Ca.
2.Quán Thế Âm Bồ Tát
Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát quan sát chúng sanh khổ đau trong thế gian. Ngài là hình ảnh của đại từ đại bi, của tình thương bao la, vì bi nguyện độ sinh. Mà khởi lòng đại bi, đoạn trừ phiền não, làm cho chúng sanh được an lạc.
Mỗi ngày chúng ta đều vì những chúng sanh khổ não mà niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài có thể hóa hiện từ trên thân Phật, đến thân quỷ dạ xoa, la sát để hóa độ chúng sanh. Chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát không phải là vì bản thân mình, mà vì cứu các nạn dân. Lấy tông chỉ này niệm Quán Thế Âm Bồ Tát nhất định sẽ có được sự cảm ứng rất lớn lao.
3.Ðịa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát là người có nhân duyên sâu nặng và có lòng cảm hóa chúng sinh. Đang chìm đắm trong u mê tăm tối, lầm lối lạc đường được tới cõi Niết Bàn. Với tinh thần sức mạnh vô biên và đức độ của Ngài không quản ngại khó khăn. Từ bi cùng với phẩm chất đạo hạnh tu hành ít ai bì kịp ở cõi trần. Chỉ khi hội tụ các yếu tố này, mới có thể đứng ra dẫn dắt chúng sinh đến cõi Phật.
Đức Phật dạy rằng người càng có nhiều vật sở hữu càng khổ vì bị nó ràng buộc. Chẳng những họ khổ vì khởi tâm ham muốn tất cả vật trên trần thế. Thân ngũ ấm cũng bị nhiều bức bách khổ từ lúc chào đời đến khi nhắm mắt, không thể kể hết. Được ví như con Bướm đang tung tăng bay lượn trong vườn hoa rất đẹp. Nhưng vì tham lam, ta dại khờ bắt nó, nắm vào tay, thì chỉ cầm được mớ lông độc tả tơi.
Trái lại, Đức Phật có phước đức viên mãn. Vì thế, đối với Ngài, tất cả vật đều là phương tiện hành đạo, khi cần liền tự có đầy đủ. Và Ngài trang nghiêm bằng Pháp thanh tịnh. Nên thế giới của Ngài chỉ có lạc thọ, mà không hề có khổ thọ.