Phật Thích Ca là một giáo chủ rất rộng lượng và khiêm tốn. Phật thường ví Phật Pháp như cái bè qua sông, như ngón tay chỉ mặt trăng. Hay là con đường dẫn tới Chân lý, chứ bản thân Phật Pháp không phải là chân lý tối hậu. Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca ngày nay đã thể hiện được tất cả các điều này rất tốt.
Đã là cái bè qua sông thì có thể có nhiều thuyền, nhiều bè khác nhau cùng qua sông. Đã là ngón tay chỉ mặt trăng thì có thể có nhiều ngón tay cùng một lúc chỉ mặt trăng. Con đường dẫn tới chân lý thì có nhiều con đường khác nhau dẫn tới đích là Chân lý tối hậu.
Sự từ bỏ vĩ đại của Phật Thích Ca (tượng phật bổn sư)
Phật Thích ca mâu ni phước quý là làm thái tử, phước giàu thì có bốn châu. Được như thế nhưng Ngài đều xả bỏ không cần đến xuất gia tu đạo. Không phải là sự hy sinh từ bỏ của một người già, đau ốm, nghèo, bệnh tật, ngán ngẫm cuộc đời. Mà là sự hy sinh từ bỏ của hoàng tử ở tuổi thanh xuân sống trong quyền quý giàu sang. Quả thật đó là một sự từ bỏ, hy sinh vĩ đại, có một không hai trong lịch sử loài người.
Do năng khiếu suy tư sâu sắc và lòng thương người bẩm sinh. Thái tử không thể nào cam tâm một mình sống mãi trong nhung lụa. Giữa một xã hội bất công, một thế giới đau khổ.
Thái tử sớm giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian. Và có ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát. Tìm ra con đường cứu vớt chúng sanh ra khỏi già, đau, chết và nỗi bất hạnh khác của đời người.
Phật dạy khổ đau chính là do con người mình tự tạo thành
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não vững chắc như vậy. Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu. Người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Phật dạy, khổ đau chính là do con người mình tự tạo ra thì cũng phải tự mình diệt khổ. Tự mình triệt phá vô minh, dập tắt tham giận si mê để đi tới sự giải thoát hoàn toàn. Ngài xác định không có đấng thần linh thượng đế nào ban phước giáng họa cho ta cả.
“Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm ta ô nhiễm. Chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gột rửa cho ta. Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch”.
Nhờ có ngày Phật thành Đạo mà chúng ta ngày hôm nay mới biết được cách thức làm chủ bản thân. Muốn tránh quả khổ đau, cầu quả an lạc. Con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình.
Để sống đời vô ngã vị tha mà vẫn làm tròn trách nhiệm đối với gia đình người thân. Và đóng góp lợi ích cho xã hội. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ đến cho ta kết quả an vui hạnh phúc.
Thờ Tượng Tây Phương Tam Thánh có ý nghĩa lớn trong Phật Giáo