Đức Phật Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là “tỏa sáng”. Là ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu). Ngài là Đức Phật ở trung tâm, một trong những vị Phật của Ngũ Phương (Năm Phương). Ngũ phương là năm phương vị: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung. (Tượng Phật Hoa Nghiêm)
Phật Giáo nói rằng Đại Nhật Như Lai Bồ Tát vừa giữ chức vụ cao vừa cao chiếu ánh sáng. Ánh sáng chiếu rọi cho mọi chúng sinh ở tất cả mọi nơi, mở ra con đường thiện cho mọi loài. Từ đó Ngài còn được gọi với tên là Đại Nhật. Với ý diệt trừ bóng tối nơi u ám, chiếu nguồn ánh sáng tới, thành tựu đạt được trong công việc. (Tượng Phật Hoa Nghiêm)
Ý nghĩa pháp thân Đại Nhật Như Lai
Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba thân: pháp thân, báo thân, hóa thân. Sở dĩ có ba thân là do chỗ dụng khác nhau.
Phật Thích Ca, là vị Phật lịch sử đã đản sinh. Và nhập diệt trên quả địa cầu này, chính là hóa thân của Phật. Thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là pháp thân, là Chân Như, đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ. Và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết. (Tượng Phật Hoa Nghiêm)
Đức Phật Tỳ Lô Xá Na chính là bản thân hay Pháp thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài chiếu ánh sáng của mình cho chúng sanh ở khắp nơi và mở ra con đường thiện cho muôn loài. Ánh sáng của Ngài không hề biến mất mà tồn tại mãi mãi.
Đức Tỳ Lô Giá Na Phật là vị đầu tiên trao truyền pháp môn Tâm Địa. Tức là Bồ Tát Giới cho hàng nghìn Đức Phật Thích Ca hóa thân. Và lại còn khuyến khích cho hàng nghìn Đức Phật Thích Ca hóa thân ấy. Lại tuần tự trao truyền cho trăm ngàn ức Đức Phật Thích Ca hóa thân và hết thảy chúng sanh.
Văn Thù Phồ Hiền Bồ Tát
Những vị Bồ Tát, tuy là rất xa với nhau, nhưng trong tầm nhìn của người vào được Liên Hoa Tạng. Lại thấy rằng các Ngài lại rất gần với nhau và tạo thành một cái biển. Và cái biển này chính là việc tụng niệm hằng ngày của chúng ta.
Có một ví dụ về sóng và nước từ đại dương. Trên thực tế, sóng là biểu hiện của nước và nước là bản chất của sóng. Sóng khác nước duy nhất ở sự biểu hiện, mặt nước chuyển động liên hồi theo chiều của gió.
Do đó, về mặt hiện tượng thì sóng khác với nước. Nhưng về mặt bản thể, sóng và nước là một, vì cả hai có cùng một thể là nước. Đây chính là ý nghĩa không hai, không khác của Bát nhã.
Từ đây ta có thể thấy rằng khổ đau và hạnh phúc tuy khác nhau về mặt biểu hiện. Nhưng về mặt bản thể, cả hai là một vì chúng đều phát sinh từ một dòng tâm thức. Nghĩa là, vui cũng ở tại tâm mà buồn cũng ở tại tâm.
Xem video tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh trên youtube: