Tại sao chúng ta cần thờ tượng Quan Âm trong nhà
Khi chúng ta muốn thỉnh tượng Quan Âm thờ trong nhà cần phải thâm hiểu ý nghĩa các Ngài. Quan Âm Bồ Tát không phải nam cũng không phải nữ. Bồ-Tát Quán Thế Âm tùy theo bệnh khổ của chúng sanh muốn Ngài cứu độ. Nếu là đồng nam cầu cứu Ngài hiện thân đồng nam. Nếu là đồng nữ cầu cứu Ngài hiện thân đồng nữ, cho tới trưởng giả v.v…
Ngài đều tùy duyên thị hiện để cứu độ tất cả. Như vậy đâu bắt buộc cố định hình tượng Ngài là người nữ. Vậy tại sao hầu hết các chùa thờ đức Quán Thế Âm đều tạc hình người nữ? Đó là vấn đề chúng ta cần phải hiểu rõ.
Ở Việt Nam chúng ta ngày xưa. Các cụ già thường hay răn dạy con cái phải luôn tưởng nhớ công ơn cha mẹ. Nếu người cha đứng đắn dạy bảo con cái nghiêm trang, người ta gọi là nghiêm phụ. Người mẹ hiền lành thường khuyên răn con nhỏ nhẹ. Chứ không rầy, không đánh nên người ta gọi là từ mẫu tức mẹ hiền. Cha thì nghiêm, mẹ thì từ. Bồ Tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh.
Bồ Tát Quán Thế Âm luôn là hình mẫu trong cuộc sống hàng ngày
Nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát. Hạnh đại từ bi của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở. Và khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi thống khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi.
Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng Ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chớ không phải Ngài thật là người nữ.
Bồ Tát Quán Thế Âm tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu. Giới đức thanh tịnh tượng trưng cho bình thanh tịnh. Từ bình thanh tịnh mới chứa được nước cam lồ. Con người có giới đức thanh tịnh mới chứa đựng lòng từ bi. Còn cành dương liễu để làm gì? Cành dương liễu yếu mềm dẽo dai nên khó gãy. Gió chiều nào nó lay theo chiều đó nhưng không gãy.
Những cành cây cứng gặp gió mạnh nó dễ gãy. Như vậy cành dương liễu biểu trưng cho đức nhẫn nhục. Muốn đem lòng từ bi ban rải cho chúng sanh được an vui. Mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi khó thực hiện được.
Ta phải hiểu rõ một phần thành kính thì được một phần lợi ích
Vì vậy Bồ Tát dùng cành dương rưới nước cam lồ, biểu trưng cho lòng nhẫn nhục nhu nhuyến. Thiếu cành dương không rưới nước cam lồ được. Cũng vậy, có lòng từ bi mà thiếu đức nhẫn nhục thì lòng từ bi đó không lâu dài. Không đem đến lợi ích cho chúng sanh được. Cho nên đức nhẫn nhục, lòng từ bi luôn đi đôi với nhau. Thiếu một đức thì đức kia không thể thực hiện.
Quý vị thân mến, chúng ta thờ đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Là tinh thần tôn xưng quí trọng lòng từ bi, đức nhẫn nhục và tâm hiếu thảo của con người. Đó là nền tảng giáo dục đạo đức của Phật giáo giữa việc đối người tiếp vật. Chúng ta muốn thực hiện lòng từ bi như Bồ Tát thì phải tập đức nhẫn nhục. Một phần thành kính thì được một phần lợi ích, mười phần thành kính thì được mười phần lợi ích.