Tại sao Bồ-tát Quán Thế Âm lại là người nữ? Theo kinh Di Đà nói: người sanh về cõi Cực-lạc tuy chưa chứng quả Thánh vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Kinh A-hàm nói: người nữ có năm chướng không thể thành Phật… Thế mà, Bồ-tát Quán Thế Âm lại hiện thân người nữ? Tượng Quan Âm tự tại
Bồ-tát Quán Thế Âm hiện thân của đức Từ Bi. Muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người. Không tình thương nào qua tình mẹ thương con. Mẹ đối với con là tình thương chân thành thâm thúy bao la. Khó lấy cái gì có thể hình dung được. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại. Hay của tất cả chúng sanh.
Tượng Quan Âm tự tại bằng lưu ly
Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì, một khi nghe tiếng con kêu khóc. Mẹ buông bỏ tất cả vội vàng chạy lại vỗ về con. Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu. Một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sanh. Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế, gọi Ngài là Bồ-tát Quán Thế Âm. Người mẹ hiền của tất cả chúng sanh. Người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nấc nở từ cõi lòng của đàn con dại. Đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông. Để đến xoa diệu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu tan. Tượng Quan Âm tự tại
Tay mặt Ngài cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi. Chỉ có cành dương liễu mới có khả năng mang nước cam lồ rưới mát chúng sanh. Dương liễu là loại cây vừa dẻo vừa mềm, gặp gió mạnh thì uốn mình theo chiều gió. Gió dừng là trở về vị trí cũ. Nếu cứng như cành cây lim, cây gõ thì gió không thể lay. Một khi bị gió lay là phải gãy. Nếu yếu như cành liễu thì chỉ buông rũ theo chiều gió.
Cứng quá, mềm quá đều không có sức chịu đựng lâu dài. Cành dương nhờ sức mềm dẻo nên khéo tùy duyên mà không mất vị trí. Tức là tuy chìu theo cảnh mà không bị cảnh chi phối. Vì thế, cành dương được tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Nhẫn nhục không có nghĩa ai làm sao cũng được, ai bảo gì cũng nghe. Chính bản chất của nó là khéo tùy thuận người, để hướng dẫn họ. Theo đường lối hay lập trường của mình.
Tùy thuận mà không bị họ chi phối, ngược lại chi phối được họ.
Người nhẫn nhục mới trông qua như rất yếu hèn, kỳ thật họ có sức mạnh phi thường. Đã tự chiến thắng được tình cả
m, được phản ứng của bản năng. Họ đã vượt ra ngoài phạm trù con người phàm tục. Nếu lấy con mắt phàm tục nhìn họ thì không thể nào hiểu nổi. Người chửi ta giận, người đánh ta đở, đó là bản năng tự vệ của tất cả mọi người.
Bị chửi mà không giận, bị đánh mà không đở, ấy mới là việc khó làm. Phi bậc thánh giả khó thể làm được. Hằng ngày chúng ta sống theo tình cảm, theo bản năng. Thấy những phản ứng như vậy cho là phải lẽ, hợp lý. Nếu thấy người bị chửi mà không giận…, chúng ta liền đâm ra bực tức, khi dể họ, cho là kẻ hèn yếu nhát nhúa. Đâu ngờ, những kẻ ấy đã đứng trên đỉnh chúng ta, mà ở dưới này chúng ta vẫn tự cao tự đại.