Mục Lục
Sự giác ngộ của Phật Bổn Sư Thích Ca (Tượng Thích Ca Mâu Ni)
Học Phật chính là cần phải xả, xả chính là được, có xả mới có được. Xả một phần được một phần lợi ích, xả mười phần được mười phần lợi ích. Giống như trên tay quý vị có đồ vật, mà quý vị cứ luôn luôn nắm chặt không buông ra. Làm sao quý vị có thể lấy được một bảo vật quý báu khác!
“Cùng những hạnh khổ khó làm khác”. Cho đến tất cả những hạnh khổ khó làm khác, Ngài cũng đều có thể thực hành. Những việc khó nhẫn, Ngài cũng đều có thể kham nhẫn.
Từ địa vị thái tử, Ngài xuất gia, tu các pháp khổ hạnh. Điều này đâu phải một người bình thường có thể làm được! Bởi vậy, Phật Thích Ca Mâu Ni ở trong đời quá khứ và trong hiện tại. Đã thực hành muôn hạnh khổ đều là những việc phi thường chẳng dễ làm được.
Con đường đến nguồn chân hạnh phúc
Sự giác ngộ của Đức Phật gắn liền với ý nghĩa giải thoát, là kết quả của quá trình tu tập. Không đơn thuần là thay đổi về nhận thức, là những chuyển biến về tư tưởng. Giác ngộ của Đức Phật khác với ý nghĩa ‘ngộ’, ‘giác ngộ’ thông thường của thế gian.
Giác ngộ của Đức Phật là sự thấy biết tường tận bằng trí tuệ.
Có được là nhờ tu tập thiền định và tư duy quán chiếu. Ngài thấy biết điều gì? Thấy biết nguyên lý của vũ trụ vạn hữu là Duyên sinh, Vô thường, Vô ngã. Thấy biết sự thật về khổ, về nguyên nhân của khổ, về Niết bàn.
Hay hạnh phúc chân thật là sự vắng mặt hoàn toàn mọi khổ đau. Và con đường đưa đến nguồn chân hạnh phúc đó là phương pháp tu tập diệt khổ. Sự thấy biết này không phải là nhận thức có được từ học tập, kinh nghiệm. Mà đây là kết quả của quá trình tu tập thiền Chỉ và thiền Quán thâm sâu.
Chính sự giác ngộ này đã dẫn đến sự đoạn diệt hoàn toàn vô minh, phiền não. Khiến Ngài chuyển từ phàm phu thành bậc Thánh giải thoát, chấm dứt con đường luân hồi sinh tử.
Sự tư duy và quán chiếu của tượng Thích Ca Mâu Ni
Muốn có được sự giác ngộ này, Ngài đã trải qua đời sống đạo đức phạm hạnh. Và quá trình nỗ lực tu tập thiền định, chứng đạt bốn cấp độ thiền. Ngài an trú ở cấp độ thiền thứ tư, hướng tâm trí tư duy, quán chiếu và trực nhận chân lý.
Cấp độ thiền định thứ tư thì cả hai ý niệm thiện và ác đều đã hoàn toàn khử bỏ. Tâm không nhớ thiện cũng không giữ ác. Nội tâm sáng trong như ngọc lưu ly, không một tỳ vết. Lúc này nội tâm thuần nhất, thanh tịnh thuần khiết.
Sự giác ngộ của Đức Phật là thành tựu tu tập. Chứ không phải là sự nâng cao nhận thức và thay đổi tâm lý thông thường.
Con người không thấy được sự nguy hiểm của lòng tham dục. Cho nên càng tham muốn càng khổ nhiều. Như cái túi không có đáy, dù có đựng bao nhiêu vàng bạc của quý cũng không thể nào đầy được. Lòng tham này thì vô độ nên không có điểm dừng, không có giới hạn, mà lại vô hạn.
Chính vì vậy con người mãi chạy theo dục lạc để tận hưởng, không bao giờ biết dừng. Giống như con thiêu thân lao mình vào ánh đèn mà không biết rằng nó sẽ bị nguy hiểm. Và nó không thể nào biết được khi lao vào bóng đèn thì nó sẽ chết ngay.
Xem video về Tượng Thích Ca Mâu Ni bột đá thạch anh trên youtube: